Mỗi khi các bạn mua một domain name mới, sẽ luôn có những gợi ý những sản phẩm kèm theo. Ví dụ như hosting, những tên miền tương tự và trong đó có có ẩn thông tin tên miền. Nó có rất nhiều tên gọi, có nơi gọi là Domain Privacy Protection, có nơi gọi là WhoisGuard và cũng có thể là WHOIS Privacy. Nhưng dù là tên gọi gì đi chăng nữa thì mục đích chính của nó vẫn là chỉ để ẩn tên miền.
Domain Privacy Protection là gì?
Domain Privacy Protection là dịch vụ ẩn thông tin của một cá nhân hoặc tổ chức đang sở hữu một tên miền nào đó. Ví dụ như họ tên, số điện thoại, địa chỉ, hay email của cá nhân (công ty) đã đăng ký tên miền.
Khi đăng ký tên miền, bạn phải khai báo thông tin về chủ sở hữu. Với cá nhân thì những thông tin như tên họ, đị chỉ, số đt v..v… Đối với công ty thì có tên công ty, đại diện v..v.. Ví dụ như thông tin đăng ký tên miền như bên dưới.
Các thông tin này có thể bởi bất cứ ai. Và có rất nhiều lý do mà người sở hữu tên miền muốn ẩn đi những thông tin này. Và đó là lý do Domain Privacy Protection ra đời.
Ví dụ: http://whois.domaintools.com/zenphim.com
Whois là gì?
Whois là nơi lưu trữ cơ sở dữ liệu và thông tin về tên miền. Như tên chủ sở hữu và các thông tin liên lạc. Ngoài ra Whois còn lưu trữ ngày đăng ký, ngày update thông tin, tuổi thọ của tên miền. Và đương nhiên là biết luôn cả việc tên miền này đã được đăng ký ở đâu. Và những thông tin nhạy cảm của chủ sở hữu sẽ được ẩn đi nhờ Domain Privacy Protection.
WHOIS Privacy hoạt động như thế nào?
Khi bạn sử dụng tính năng Domain Privacy Protection (WHOIS Privacy). Nó sẽ tự động thay đổi các thông tin nhạy cảm bằng một thông tin khác. Vì vậy cho dù ai đó đang cố gắn soi mói thông tin thì cũng vô ích. Chỉ có nhà cung cấp dịch vụ và bạn mới biết thật sự thông tin đăng ký là như thế nào.
Đăng ký Domain Privacy Protection như thế nào?
Gần như tất cả các nhà cung cấp dịch vụ tên miền đều có tính năng này. Như mình có đề cập, tùy nơi mà nó có một tên gọi khác nhau thôi.
Với ResellerClub thì Privacy Protection, với Namesilo là WHOIS Privacy. Song song đó tính năng này cũng tùy nơi mà có giá cả khác nhau. Với ResellerClub là 3$/năm, còn Namesilo thì miễn phí.
Nên khi các bạn mua tên miền, các bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ những vấn đề này.
Hạn chế của Domain Privacy Protection là gì?
Gần như tất các cá tên miền đều có thể sử dụng tính năng Domain Privacy Protection. Tuy nhiên trong một số tên miền đặc biệt Whois bắt buộc phải show ra những thông tin thật.
Ví dụ như: .asia, .ca, .ch, .cn, .uk, .co.uk, .de, .eu, .id, .in, .me.uk, .nu, .li, , .fr, .sg, .com.sg, .org.uk, .us, .es, .com.es, .nom.es, .org.es, .com.au, .net.au, .paris, .vote, .voto.
7 lý do bạn nên sử dụng Domain Privacy Protection
- Dữ liệu cá nhân bị publish.
- Bạn có thể bị quấy rối bởi những cuộc điện thoại không mong muốn. Số điện thoại bạn đăng ký tên miền nó hiện rõ thế kia mà.
- Trang web của bạn có thể bị hack. Có nhiều kẻ xấu rất tin vi và họ có thể dùng những thôn tin này để hack website của bạn.
- Dữ liệu cá nhân của bạn có thể bị đem bán.
- Một điều chắc chắn là bạn sẽ nhận được rất nhiều email spam.
- Đối thủ của bạn sẽ biết RẤT NHIỀU về bạn.
- Ban không thể nào đăng ký một tên miền mà lại cung cấp thông tin giả cho nhà cung cấp. đây là điều rất nguy hiểm.