Khi các bạn bắt đầu sử dụng và quan tâm đến VPS thì Zen tin là các bạn đã chán Hosting. Lúc này bản thân Zen và nhiều người mới khác đã gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng. VPS không quá phức tạp, nhưng nó đòi hỏi 1 chút tìm tòi. Nếu như các bạn mua Hosting xong các bạn là dùng được liền. Nhưng VPS thì trái lại, nó rắc rối ngay ở bước mua VPS.
Nó có rất nhiều hệ điều hành, hiểu chính xác là nhân hoạt động. Chứ nó chả phải là hệ điều hành gì ráo. Chúng ta có rất nhiều nhân như: Alpine 3.10, Alpine 3.9, Arch Linux, CentOS 7, CentOS 8, CoreOS v..v..
Như bài hướng dẫn đăng ký và sử dụng Linode lần trước. Tại bước chọn nhân mình đã làm là mình chọn nhân CentOS 7. Bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cài một hệ thống điều hành vào Webserver này đó là Vestacp.
VestaCP là gì?
VestaCP là một Control Panel. Nó giống như cPanel được cài trên Hosting vậy. Nhưng cPanel thường được sử dụng cho các công ty lớn. Còn VestaCP này thích hợp cho những bạn nào muốn quản trị VPS cho riêng mình.
VestaCP tương đối dể sử dụng, có giao diện trực quan. Đây là điểm nổi bật của hệ thống này. Vì đa phần những hệ thống khác đều phải gõ bằng câu lệnh. Đây có thể nói là hệ thống quản trị Web Hosting miễn phí. VestaCP tương thích với các nhân (hệ điều hành) Debian 7,8,9 RHEL / CentOS 5,6,7 Ubuntu 12.04- 18.04.
Các bước cài đặt VestaCP lên VPS CentOS 7
Đăng nhập vào VPS
Có rất nhiều cách đăng nhập vào VPS. Trong bài viết này mình sẽ sử dụng Terminal trên Macbook.
Sau đó các bạn chọn mục Secure Shell (SSH). Khung phía dưới điền IP củ VPS theo cấu trúc: ssh [email protected]. Trong đó root là user đăng nhập có quyền cao nhất.
Tiếp theo các bạn sẽ nhập mật khẩu của VPS. Mật khẩu này là mật khẩu bạn điền vào trong lúc tạo VPS tại Linode. Nếu quên thì xoá VPS tạo lại VPS khác nha.
Cài đặt VestaCP
bạn truy cập vào trang chủ https://vestacp.com sau đó chọn mục install ngay trên menu của trang web.
Kéo xuống tí xíu bạn có thể thấy tuỳ chọn cài đặt cơ bản.
Tuy nhiên còn một tuỳ còn cài đặt khác, và mình sẽ sử dụng tuỳ chọn này. Cho bạn chọn những addon mà mình muốn cài trên VPS của mình.
Sau khi thiết lập các tuỳ chọn mà mình muốn, bạn bấm vào Generate Install Command. Một khung chứa câu lệnh sẽ xuất hiện và bạn chỉ việc làm theo từng bước.
Sau đó nó sẽ xuất hiện review lại những tuỳ chọn của bạn. Nếu đúng bạn chọn y rồi Enter. Sau đó quá trình cài đặt diễn ra trong vòng 15 phút.
Trong khi chờ đợt quá trình cài đặt diễn ra, bạn có thể ngồi đọc hướng dẫn sử dụng bằng tiếng anh tại đây.
Sau khi cài đặt xong thì bạn sẽ thấy VestaCP đưa cho bạn những thông tin quản trị như hình bên dưới.
- https://172.104.185.179:8083 <— thông tin đăng nhập vào webserver
- username: admin <— id đăng nhập
- password: xxxxxxx <— mật khẩu
Quản trị VestaCP
Có thông tin rồi, bây giờ chúng ta truy cập vào Webserver của chúng ta thôi. Khi lần đầu đăng nhập bạn sẽ thấy một thông báo lỗi của trình duyệt . Đại loại nó báo rằng website này không an toàn. Sở dĩ có thông báo này là vì VPS của bạn chưa cài SSL. Nên bạn cứ an tâm mà kệ nó đi nhé.
Sau đó bạn sẽ thấy xuất hiện giao diện quản lý vô cùng trực quan và không kém nhiều menu tuỳ chọn.
Update VestaCP
Trước khi sử dụng những chức năng khác thì chúng ta nên cập nhật hệt thống trước. Bạn bấm vào phần update nhé.
Sau khi update hệ thống xong, các bạn tiến hành trỏ tên miền của các bạn về IP của VPS. Trong trường hợp của Zen nảy giờ thì ip VPS của Zen là 172.104.185.179.
Trỏ tên miền về ip của VPS cài đặt hệ thống quản trị VestaCP
Thêm tên miền vào VestaCP
Tiếp theo các bạn quay trở lại trang quản lý VestaCP, bấm vào Menu Web để mình cấu hình tên miền của mình. Bạn bấm vào dấu + để thêm tên miền của mình vào hệ thống.
Các bạn thiết lập như hình bên dưới.
Sau khi thiết lập xong, các bạn truy cập thử vào tên miền của mình. Nếu đúng với những gì mình hướng dẫn thì bạn sẽ thấy như hình bên dưới.
Sau đó bạn kiểm tra lại website của mình, truy cập thử xem có được chưa. Thường thì lúc này tên miền của bạn chưa được cài SSL. Vì quá trình cài phải mất 5p nên các bạn cứ chờ. Sau đó bạn vào edit phần tên miền để kiểm tra.
Nếu có những thông số như trong hình thì các bạn truy cập vào tên miền của mình 1 lần nữa. Bằng cách thêm https:// vào trước tên miền thử nhé.
Vậy là Zen đã hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng và cài đặt VestaCP trên VPS. Hy vọng sẽ giúp một phần lớn cho những bạn nào đang tìm hiểu VPS để quản lý Webserver riêng.