Domain name là gì ? hay Tên miền là gì ? là những cụm từ được các bạn tìm hiểu khi bắt đầu làm về website. Đã có rất nhiều bài viết chia sẽ những kiến thức này rồi. Tuy nhiên đa số các bài viết trên đó rất hàn lâm. Hôm nay Zen sẽ cố gắn chia sẻ thật ngắn gọn và dể hiểu nhất.
Domain name là tên của một website (có cách gọi khác là địa chỉ website). Nói nôm na một cách bình dân dể hiểu thì nó như là địa chỉ nhà vậy.
Ví dụ: google.com, zenphim.com, zengovn.com. Hay khi các bạn truy cập vào những trang web xem phim online phimbathutv.com, dailyphim.net v..v.. đó đều là domain name.
Ai là người quản lý các tên miền này ?
Chúng ta đi từ cấp cao nhất là tổ chức ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers). ICANN đóng vai trò như đại lý cấp 1. Dưới ICANN là những đơn vị được cấp quyền bán lại. Bạn có thể hiểu là địa lý cấp 2 cí dụ như privacyguardian.org, PublicDomainRegistry.com v..v…
Tiếp theo nữa có thể là địa lý cấp 3 do chính những đại lý cấp 2 cấp quyền mua bán cho họ. Và theo hiểu biết của mình thì cấp 3 là cấp đại lý cuối cùng rồi, không có cấp 4.
Khi bạn mua Domain name (tên miền) thì các bạn có thể mua đại lý cấp 2 hoặc cấp 3. Tùy vào chính sách của đại lý mà các bạn có thể có mức giá khác nhau.
Để một website hoạt động bình thường thì điều đầu tiên cần phải có là domain name và web server.
Domain name hoạt động như thế nào ?
Sau khi có tên miền thì bạn phải gán cho tên miền này hiểu nó phải hoạt động trên IP nào ( web server á). Nói một cách dể hiểu là sau khi có địa chỉ nhà, bạn phải thiết lập cái địa chỉ này hoạt động trên phần đất nào. Nó khác với ngoài đời thực chút xíu là bạn có nhà rồi mới xin cấp địa chỉ. Nhưng trên môi trường internet thì hai việc này hoàn toan tách bạch với nhau.
Vậy domain name có thể hoạt động trên nhiều server ah ??? Đúng domain name có thể hoạt động trên nhiều server khác nhau nhưng KHÔNG CÙNG LÚC. Tại một thời điểm bạn chỉ có thể gán 1 địa chỉ IP duy nhất đến 1 domain name. Và domain name đó chỉ hoạt động trên IP đó. Trong một số trường hợp chúng ta có thể dùng nhiều web server khác nhau trên cùng domain name nhưng với điều kiện là phải có subdomain name (mình sẽ có một bài riêng nói về subdomain).
Nói về cách hoạt động đến đây thôi cũng đủ rồi, giờ chúng ta qua phần khác. Nếu vẫn chưa hiểu thì sau này đến những bài thực hành làm website các bạn sẽ hiểu.
Các loại domain name và TLD – Top level domain là gì?
Domain name có 2 phần, phần tên gọi và phần đuôi mở rộng. Ví dụ như zenphim.com thì trong đó zenphim là phần tên còn .com là phần mở rộng.
TLD – Top level domain là những domain có phần mở rộng phổ biến nhiều người dùng. Một số trang khác bảo là tên miền cấp cao… rật ra là do nhiều người dùng nên nó trở nên quan trọng thôi. Nhưng đó cũng là một ý không sai.
Ví dụ như .com, .edu, .net, .org, .info. Trong đó .com được nhiều người sử dụng nhất, gần hơn 50% website trên toàn thế giới.
Gần đây, ICANN – tổ chức quản lý tên miền sản sinh ra nhiều loại tên mở rộng khác. Ví dụ như .xyz, .club, .clothing v..v…
TLDs có thể được chia thành hai loại khác
CCTLD – Country-code top-level domain là gì?
ccTLDs là những tên miền liên quan đến quốc gia của một đất nước nào đó. Ví dụ như .vn, .us, .fr
gTLDs – Generic top-level domain là gì?
gTLDs là những loại tên miền phổ biến quốc tế như ta thường thấy như .com, .net, .org v..v.
Với việc có nhiều tên mở rộng như vậy sẽ gây khó khăn cho các bạn khi mua domain name. Nên việc suy nghĩ và đưa ra quyết định chọn một domain nào đó các bạn sẽ phải suy nghĩ thật kỹ. Vì nó gần như là brand name mà các bạn chọn. Đi cùng bạn và bạn sẽ phát triển nó đến những giai đoạn về sau.
Tên miền thứ cấp là gì ?
Domain name thứ cấp là những domain như .com.vn, .edu.vn
Subdomains là gì ? Có mối liên hệ gì với domain name ?
Subdomain là một tiền tố xuất hiện phía trước domain chính. Ví dụ như game.hitekcenter.com hoặc support.google.com. Và subdomain này các bạn có thể trỏ về một web server khác (IP khác).
Vậy khi nào thì chúng ta sử dụng subdomain ? Là lúc bạn cần phân chia mục đích sử dụng trên 1 domain chính. Ví dụ như google.com là để tìm kiếm thông tin. Nhưng support.google.com là chỉ dành riêng cho những vấn đề liên quan đến hỗ trợ. Chúng ta có thể tạo ra nhiều subdomain, tuy nhiên sẽ có những rủi ro khi các bạn làm SEO. Vấn đề này mình sẽ đề cập ở bài sau chi tiết hơn.
Nên chọn domain name với đuôi mở rộng là gì thì tốt ?
Đây là vấn đề khá nhức nhối đối với những bạn mới bắt đầu. Chọn tên miền .net có tốt không, tên miền .com với .info cái nào mạnh hơn v…v…
Google đã khẳng định các phần mở rộng của tên miền dù là chấm gì đi nữa thì giá trị tương đối ngang nhau. Tuy nhiên có các thế hệ trước đây thường dùng .info cho các trang web không tốt và không chính thống. Nên dần dần người dùng có thói quan và nhận định không tốt về domain này. Điều đó có nghĩa là khi bạn chọn một tên miền .info thì người dùng sẽ có khả năng không click vào kết quả tìm kiếm trên google của bạn. Điều này ảnh hướng đến SEO rất nhiều.
Vậy nên khi lựa mua tên miền thì các bạn cứ chọn .com .net .org.
[…] bài viết về Domain Name, hy vọng các bạn đã hình dung được vai trò và nhiệm vụ của nó. Vậy nó và […]