Chào tất cả mọi người, hôm nay Zen sẽ hướng dẫn mọi người cách tạo một website sử dụng mã nguồn WordPress. Thật ra WordPress hoạt động tốt trên hosting và VPS. Cá nhân Zen thì đang sử dụng WordPress trên VPS. Nhưng đây là bài cơ bản và WordPress cài trên hosting nó cũng đơn giãn hơn. Nên Zen sẽ hướng dẫn cài WordPress trên hosing trước.

Trong bài viết này Zen sẽ thực hành trên hosting của stablehost.com. Nếu các bạn không dùng hosting ở đây thì có thể các bước sẽ đôi khi khác một chút. Cũng ít khi nào xảy ra nên các bạn yên tâm. Vì cơ bản cPanel nào cũng giống nhau, Khác chăng là phiên bản của nó.

Tại sao phải thiết kế website bằng WordPress ? – Là vì nó tiện và nó được nhiều người sử dụng. Khi có nhiều người sử dụng thì vô hình dung nó có cộng đồng. Chính cộng đồng này tạo ra những hệ sinh thái. Theme và Plugin là những vấn đề xung quanh WordPress được mọi người phát triển rất nhiều.

Vậy việc đầu tiên chúng ta cần để xây dựng website thì phải có domain name và hosting

Cài WordPress trên Hosting

Bước 1: Lấy mã nguồn

– Bạn có thể download mã nguồn của nó tại trang chủ https://wordpress.org/download/ hoặc có thể bấm vào link này cho nhanh.

Bước 2: Upload mã nguồn WordPress lên Hosting của mình

– Bạn đăng nhập vào hosting của mình theo từng bước theo hình minh họa bên dưới.

Bước 2: Đăng nhập vào hosting và upload mã nguồn WordPress
Đăng nhập vào hosting của các bạn.

– Chọn File manager để vào khu vực quản lý file.

File Manager trên hosting cPanel
File Manager trên Hosting sử dụng cPanel.

– Một cửa sổ mới xuất hiện được trình bày hơi giống với File Explorer. Bên khung tay phải các bạn chọn public_html.

public_html - thư mục chứa mã nguồn WordPress
public_html – thư mục chứa mã nguồn WordPress.

– Sau đó bạn chọn upload để upload bộ code mà mình đã download được ở bước 1.

Mục upload trong Hosting sử dụng cPanel
Mục upload trong Hosting sử dụng cPanel .

– Việc upload vô cùng đơn giản là bạn chỉ cần nắm kéo và thả vào vùng chọn như trong hình.

Upload file bằng cách kéo - thả
Upload file bằng cách kéo – thả.
quá trình upload file trên Hosting sử dụng cPanel
Quá trình upload file trên Hosting sử dụng cPanel.

– Khi quá trình upload xong bạn bấm vào link Go back để trở về thư mục gốc.

Upload xong các bạn quay trở về thư mục gốc public_html bằng cách click vào link như trên hình.

– Tại đây các bạn sẽ thấy file các bạn vừa up xong. Nhưng do đây là file nén nên các bạn giải nén ra bằng cách dùng lệnh Extrack.

Tính năng giải nén file trên Hosting sừ dụng cPanel
Tính năng giải nén file trên Hosting sừ dụng cPanel.

– Một hộp thoại nhỏ sẽ xuất hiện, bạn chọn Extrack file như hình bên dưới để giải nén file.

Chọn Extrack File để giải nén file
Chọn Extrack File để giải nén file.

– Sau khi giải nén xong bạn sẽ thấy thư mục wordpress nằm ngay trước mặt. Nếu không thấy bạn có thể bấm F5 vài lần. Nếu vẫn chưa thấy nữa thì có thể bạn đã làm sai một bước nào đó. Lúc này bạn cần đọc lại bài viết này từ đầu và làm từ từ theo hướng dẫn.

– Việc tiếp theo là chúng ta di chuyển những file có trong thư mục wordpress ra thư mục gốc. Vì nếu bạn nhứ để thư vậy mà cài đặt wordpress thì website có dạng đường dẫn khá dài dòng VD như hitekcenter.net/wordpress. Thông thường người ta chỉ muốn là hitekcenter.net thôi.

Double-click vào thư mục wordpress để truy cập vào thư mục đó
Double-click vào thư mục wordpress.

– Chúng ta sẽ di chuyển tất cả các file và thư mục trong thư mục wordpress ra ngoài thư mục gốc public_html

Tính năng di chuyển file và thư mục trên Hosting sử dụng cPanel
Tính năng di chuyển file và thư mục trên Hosting sử dụng cPanel.

– Các bạn nhớ thay đường dẫn /public_html/wordpress thành /public_html/

Di chuyển file và thư mục đến nơi mà mình muốn một cách dễ dàng
Di chuyển file và thư mục đến nơi mà mình muốn một cách dễ dàng.
Chọn Up One Level để trở về thư mục gốc public_html
Chọn Up One Level để trở về thư mục gốc public_html.

Bước 3: Kiểm tra kết nối liên kết giữa Domain Name với Hosting

– Thật ra bước này các bạn làm đầu tiên cũng được. Nhưng do mình hướng dẫn các bạn chủ yếu các bước thiết lập trên hosting sử dụng cPanel trước.

– Về việc kết nối giữa domain name và hosting thì có rất nhiều cách. Nhưng đơn giản nhất là cứ trỏ domain name về IP của Hosing mình đang sử dụng. Thông qua một công cụ quản lý DNS trung gian. Công cụ mà ai ai cũng biết và có rất nhiều người dùng đó là cloudflare.com. Nếu có thời gian mình sẽ viết 1 bài hướng dẫn các bạn đăng ký và thiết lập nó. Tuy nhiên nó cũng khá dể nên bước này mình chỉ hướng dẫn các bạn cách trỏ domain name về hosting. Để cho domain name và hosting kết nối với nhau. Có như vậy thì website của mình mới hoạt động được.

– Các bạn kiểm tra IP hosting của mình ở bên khung tay phải. Trong phần General Information —> Shared IP Address.

IP của Hosting được dể dàng tìm thấy bên khung tay phải của cPanel
IP của Hosting được dể dàng tìm thấy bên khung tay phải của cPanel.

– Sau khi có IP thì các bạn vào phẩn quản lý DNS của cloudflare để gán địa chỉ IP này cho domain name.

Cách kết nối giữa domain name và hosting thông qua DNS trung gian cloudflare
Cách kết nối giữa domain name và hosting thông qua DNS trung gian cloudflare.

– Tiếp theo cúng ta sẽ cài SSL cho domain name. SSL là gì thì các bạn google để tìm thêm thông tin. Nhưng ngắn gọn thì đó là chuẩn kết nối giao tiếp giữa website và người dùng. Thông qua 1 lớp bảo mật được mã hóa thì SSL được Google đánh giá cao hơn những chuẩn hết nối thông thường trước đây. Tức là chúng ta sẽ chuyển http://hitekcenter.net thành https://hitekcenter.net.

– Để làm cài đặt SSL thì trước tiên các bạn phải tắt “đám mây” của cloudflare.

Tắt dịch vụ đám mây của cloudflare để cài SSL cho domain name.
Tắt dịch vụ đám mây của cloudflare để cài SSL cho domain name.

– Tiếp theo trong phần SSL/TLS các bạn chọn Full (strict). Muốn biết tại sao chúng ta chọn phần này các bạn Google thêm nha.

Chọn Full (strict) trong phần SSL/TLS cỉa cloudflare.
Chọn Full (strict) trong phần SSL/TLS cỉa cloudflare

– Bước thiết lập trên cloudflare như vậy là đã xong. Tiếp theo chúng ta quay lại Hosting trong phần Serurity các bạn chọn SSL/TLS Status.

Chức năng tự cài đặt SSL miễn phí trên Hosting sử dung cPanel.
Chức năng tự cài đặt SSL miễn phí trên Hosting sử dung cPanel.

– Các bạn điền domain mà mình muốn cài vào. Nhằm giúp cho Hosting xác định chính xác hơn trong trường hợp nó có nhiều domain.

Các bạn làm theo từng bước thứ tự trong hình, từ 1 đến 3.
Các bạn làm theo từng bước thứ tự trong hình, từ 1 đến 3.

– Sau khi hoàn tất, các bạn quay trở lại cloudflare bật dịch vụ đám mây lên để hưởng thêm dịch vụ từ cloudflare.

Bật lại dịch vụ đám mây từ cloudflare.
Bật lại dịch vụ đám mây từ cloudflare.

– Cuối cùng chúng ta kiểm tra lại nếu thành công khi truy cập domain của chính ta sẽ có những dấu hiệu như hình bên dưới.

Cài SSL thành công trên Hosting sử dụng cPanel.
Cài SSL thành công trên Hosting sử dụng cPanel.

Bước 4: Tạo Dabatase và MySQL Users

Website thì phải có database còn gọi là cơ sở dữ liệu để quản lý. Phần này Zen không thể nói sâu được bởi những lý do sau:

  • Không biết nhiều để nói.
  • Chỉ cần biết có nó thì Word Press mới hoạt động.
  • Không phải dân lập trình nên cũng có nhu cầu tìm hiểu sâu.

Túm lại thì đây là phần quản lý cơ sở dữ liệu. Như user, bài viết v..v.. có những table và colum kết nối với nhau. Nghe thấy ghê chưa =))), ghe vậy thôi chứ làm rất đơn giản.

– Chúng ta vào phần Databases chọn MySQL® Databases.

Tạo database trong hosting.
Tạo database trong hosting.

– Trong phần này chúng ta sẽ tạo 2 phần

  • Database
  • MySQL Users

Nếu bạn muốn hỏi sâu hơn 2 cái trên là gì thì thôi bỏ đi nhé… thật tình là Zen không biết và nó cũng không cần thiết.

Đặt tên database là gì cũng được.
Đặt tên database là gì cũng được.
Tạo xong các bạn bấm Go Back để quay trở lại.
Tạo xong các bạn bấm Go Back để quay trở lại.

– Sau đó là tạo MySQL User. Phần có đặt mật khẩu, các bạn đặt phức tạp vừa thôi, chứ phức tạp quá mắc công lát lại quên thì khổ.

Tạo MySQL User trên Hosting sử dụng cPanel.
Tạo MySQL User trên Hosting sử dụng cPanel.
Xong thì bấm Go Back.

– Tiếp theo là bước rất quan trọng và nhiều bạn mới hay bỏ qua. Đó là kết nối giữa User và Database. Nếu bạn không làm bước này thì website của bạn cũng khó lòng mà hoạt động được.

Add User vào Cơ sở dữ liệu.
Add User vào Cơ sở dữ liệu.
Các bạn bấm All Privileges sau đó chọn Make Changes.
Các bạn bấm All Privileges sau đó chọn Make Changes.
Xuất hiện thông bá thành công.
Xuất hiện thông bá thành công.

Bước 5: Tiến hành cài đặt Word Press trên Hosting sử dụng cPanel

– Bạn vào trang web của mình sẽ thấy giao diện cài đặt xuất hiện.

Giao diện cài đặt Word Press ban đầu.
Giao diện cài đặt Word Press ban đầu.
Các bước cài đặt Word Press rất đơn giản.
Các bước cài đặt Word Press rất đơn giản.
Điền thông tin Dabatase và MySQL Users vào ô thích hợp.
Điền thông tin Dabatase và MySQL Users vào ô thích hợp.
Tiếp theo bấm Run the Installation.
Tiếp theo bấm Run the Installation.

– Tiếp theo chúng ta cài đặt tiêu đề cho website và các thông số liên quan đến việc quản trị website.

– Mục Discourage search engines from indexing this site It is up to search engines to honor this request. Nếu bạn tick vào thì Google sẽ không thê index trang web của bạn. Có nghĩa là thứ hạng tìm kiếm trang web của bạn trên Google là bằng không. Sau này khi muốn Google index thì bạn nhớ bỏ dấu tick này ra nhé.

Hoàn thành việc cài đặt và bắt đầu đang nhập vào website để quản trị.
Hoàn thành việc cài đặt và bắt đầu đang nhập vào website để quản trị.

Time needed: 30 minutes

Tóm tắt lại các bước cài WordPress trên Hosting sử dụng cPanel

  1. Lấy mã nguồn

    Trang chủ https://wordpress.org/download/ hoặc có thể bấm vào link này cho nhanh.

  2. Upload mã nguồn WordPress lên Hosting của mình

    Các bước tiến hành chi tiết mình đã hướng dẫn chi tiết phía trên.

  3. Kiểm tra kết nối liên kết giữa Domain Name với Hosting

    Đây là bước khá quan trọng, vì nếu không kết nối được thì website của mình sẽ không hoạt động.

  4. Tạo Dabatase và MySQL Users

    Để website có thể hoạt động được thì rất cần có cơ sở dữ liệu.

  5. Tiến hành cài đặt Word Press trên Hosting sử dụng cPanel

    Sau khi hoàn thành xong các bước thì mình tiến hành cài đặt Word Press.

Vậy là Zen đã hướng dẫn các bạn cài WordPress trên Hosting sử dụng cPanel một cách chi tiết nhất có thể. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn mới vào nghề có thể dể dàng tiếp cận với việc làm web một cách đơn giản hơn.

5/5 - (2 votes)
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments